Visa kỹ sư, Visa đặc định hay Thực tập sinh: Chương trình nào phù hợp với bạn?

Visa kỹ sư, Visa đặc định hay Thực tập sinh: Chương trình nào phù hợp với bạn?

Nếu đã và đang quan tâm, tìm kiếm cơ hội đến Nhật làm việc, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với các khái niệm Visa kỹ sư, Visa đặc định hay Thực tập sinh kỹ năng. Vậy các loại tư cách lưu trú/visa này khác nhau như thế nào? Đâu là loại visa phù hợp với bạn?

Trong bài viết này, Global Engineer sẽ cung cấp thông tin tổng quan và những so sánh về ba loại visa này, nhằm giúp bạn có được lựa chọn phù hợp với hồ sơ, năng lực và mục tiêu đến Nhật của mình nhé.

I. TỔNG QUAN VỀ VISA KỸ SƯ, VISA ĐẶC ĐỊNH VÀ THỰC TẬP SINH

Visa kỹ sư là một visa lao động với tên đầy đủ là “kỹ thuật, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế” – tiếng Nhật: “技術・人文知識・国際業務”. Visa này dành riêng cho các đối tượng đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy trở lên muốn sang Nhật làm việc lâu dài.

Ứng viên Global Engineer nhận visa kỹ sư 5 năm
Ứng viên Global Engineer nhận visa kỹ sư 5 năm

Visa đặc định – “Kỹ năng đặc định” – tiếng Nhật: “特定技能 – Tokutei Ginou”, được chính phủ Nhật thông qua nhằm giảm thiểu áp lực thiếu nguồn lao động trầm trọng tại Nhật Bản, và được chia thành 2 loại: visa kỹ năng đặc định loại 1 (特定機能1号) và kỹ năng đặc định loại 2 (特定機能2号).

Visa đặc định
Visa đặc định

Thực tập sinh (TTS) Nhật Bản – tiếng Nhật:”実習生-jisshuusei” hay gọi đầy đủ là thực tập sinh kỹ năng (技能実習生- ginou jisshuusei), là tên gọi chung của người nước ngoài tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản. Mục đích của chương trình này là hợp tác trong việc phát triển nhân lực chịu trách nhiệm phát triển kinh tế đất nước. Có rất nhiều tên gọi khác nhau dung cho chương trình này như: Xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh Nhật Bản, thực tập sinh (TTS) kỹ năng…, song tất cả đều là một. Hiện nay, TTS kỹ năng Nhật Bản là tên gọi phổ biến nhất của chương trình này.

II. SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH VISA KỸ SƯ, VISA ĐẶC ĐỊNH VÀ THỰC TẬP SINH

Tiêu chí so sánh CHƯƠNG TRÌNH
TTS Kỹ năng Kỹ năng đặc định số 1 Kỹ năng đặc định số 2 Kỹ sư
Bản chất Bù đắp thiếu hụt nguồn nhân lực lao động chân tay. Bù đắp thiếu hụt nguồn nhân lực lao động chân tay. Bù đắp thiếu hụt nguồn nhân lực lao động chân tay có tay nghề. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao
Điều kiện cần Tốt nghiệp THPT trở lên Hoàn thành chương trình thực tập sinh 3 năm hoặc phải thi tay nghề và chứng chỉ tiếng Nhật N4 Đã có tư cách Kỹ năng đặc định số 1 Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chính quy hệ 3 năm
Thời gian lưu trú tại Nhật TTS số 1: 1 năm
TTS số 2: 2 năm
TTS số 3: 2 năm (Tổng cộng tối đa 5 năm)
5 năm Không giới hạn Không giới hạn
Bảo lãnh vợ chồng con qua sống chung, người thân đi du lịch Không được phép Không được phép Được phép Được phép
Thời gian được tính vào để xin visa vĩnh trú Không được tính Không được tính Được tính Được tính
Lương

25 – 32 trđ/tháng

– Cao hơn Thực tập sinh kỹ năng và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề đó.
– Thường khởi điểm từ 18 man ~ 36 trđ.
– Tương đương người Nhật.
– Thường khởi điểm từ 20-22 man ~ 40-44 trđ/tháng
– Tương đương người Nhật và có thể không giới hạn ngưỡng trên.
– Thường khởi điểm từ 22 man ~ 44 trđ.
Chuyển việc Không được phép Được phép Được phép Được phép
Ngành nghề tiếp nhận Bao gồm 77 ngành nghề theo quy định của OTIT, được phân bổ trong 7 ngành chính.
– Ngành nông ngiệp (có 2 nghề và 6 công việc)
– Ngành ngư nghiệp  (2 ngành nghề, 9 công việc)
– Ngành xây dựng (22 ngành nghề, 33 công việc)
– Ngành chế biến thực phẩm (9 ngành nghề, 14 công việc)
– Ngành dệt may (13 ngành nghề và 22 công việc)
– Ngành cơ khí và kim loại (13 ngành nghề và 22 công việc)
– Các ngành nghề khác (13 ngành nghề và 22 công việc)
Bao gồm 14 ngành nghề:
– Xây dựng (建築)
– Công nghiệp chế tạo tàu biển (造船・船用工業)
– Sửa chữa ô tô (自動車整備業)
– Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay (空港業)
– Nghiệp vụ khách sạn (宿泊業)
– Chăm sóc người già (Hộ lý.介護)
– Vệ sinh tòa nhà (ビルクリーニング)
– Nông nghiệp (農業)
– Ngư nghiệp (漁業)
– Chế biến thực phẩm (飲食料品製造業)
– Dịch vụ ăn uống, nhà hàng (外食業)
– Gia công nguyên liệu (素材産業)
– Gia công cơ khí (産業機械製造業)
– Cơ điện, điện tử (電子・電気機器関連産業)
Bao gồm 02 ngành nghề:
– Xây dựng (建築業)
– Công nghiệp chế tạo tàu biển
Về lý thuyết, ứng viên diện kỹ sư có cơ hội được làm việc trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực như người Nhật.
Sau đây là 05 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất cho nhóm đối tượng này:
– Nhóm ngành xây dựng
– Nhóm ngành cơ khí- chế tạo máy, điện tử- điện lạnh
– Nhóm ngành Công nghệ thông tin
– Kỹ sư Nông nghiệp, Chế biến thực phẩm
– Nhóm ngành nhà hang, khách sạn.
Chi phí tham gia 40 – 45 trđ (có thể cao hơn nhiều nếu ứng viên phải thông qua nhiều nguồn để được ứng tuyển vào đơn hàng) Miễn phí với các ứng viên đã vượt qua kỳ thi kỹ năng. Miễn phí với các ứng viên đã vượt qua kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc biệt.

Hoàn toàn miễn phí

Các chi phí hành chính như khám sức khỏe, xin visa, vé máy bay,… ứng viên các nhóm đều tự chi trả.

III. KHẢ NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH VỚI NHAU

1. Điều kiện để Thực tập sinh chuyển sang visa đặc định số 1

– TTS đã về nước:

+ Hoàn thành xong chương trình thực tập 3 năm tại Nhật;
+ Thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn, có chứng nhận của Jitco;
+ Về nước ít nhất 6 tháng;
+ Không vi phạm luật pháp Nhật Bản, không nợ tiền điện thoại, mua đồ trả góp,…
+ Thời gian về Việt Nam không có tiền án tiền sự.
+ Có chứng chỉ tay nghề năm 3 (3 kyu, hoặc Senmonkyu). Với những bạn chưa có chứng chỉ tay nghề và muốn quay lại Nhật làm đúng ngành nghề trước đó thì chỉ cần xin giấy xác nhận thực tập tại Công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn cũ – chứng nhận đã “hoàn thành tốt” quá trình TTS tại Nhật.
+ Quan trọng nhất: Có doanh nghiệp tiếp nhận

– TTS đang ở Nhật:

+ Không vi phạm luật pháp Nhật Bản, quy định của nghiệp đoàn trong thời gian trước đó.
+ Đã hoàn thành thời gian thực tập ít nhất từ 2 năm 10 tháng trở lên
+ Có chứng chỉ tay nghề 3 kyu hoặc có giấy chứng nhận “hoàn thành tốt” từ công ty tiếp nhận.
+ Quan trọng nhất: Có doanh nghiệp tiếp nhận.

2. Điều kiện để chuyển từ visa đặc định số 1 sang visa đặc định số 2

– Không vi phạm luật pháp Nhật Bản, quy định của doanh nghiệp trong thời gian ở Nhật trước đó.
– Hoàn thành chương trình visa đặc định số 1 ở một trong 2 ngành nghề xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo tàu biển.
– Vượt qua kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc biệt.

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN CÁC JOBS KỸ SƯ ĐI NHẬT

[ninja_form id=6]

TỔNG KẾT:

Về cơ bản, chương trình TTS hay visa kỹ năng đặc định là các chương trình hướng đến nguồn nhân lực phổ thông, trong khi chương trình Kỹ sư là chương trình hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, đối tượng, yêu cầu và điều kiện xét tuyển đối với chương trình visa kỹ sư sẽ cao hơn hẳn các chương trình khác. Đổi lại, cơ hội và triển vọng phát triển nghề nghiệp lâu dài tại Nhật của ứng viên chương trình visa kỹ sư cũng vượt trội hơn.

Nếu đủ điều kiện tham gia, Global Engineer khuyên bạn nên lựa chọn ứng tuyển chương trình visa Kỹ sư, hoặc ít nhất là chương trình visa đặc định.

Chúc bạn thành công!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

GLOBAL ENGINEER
Email: info@kysudinhat.com
Hotline: 096.110.6466