Khám phá văn hoá ăn uống độc đáo của người Nhật Bản

Văn hoá ăn uống của người Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có lịch sử phát triển lâu đời và nền văn hoá sâu sắc và đa dạng. Không thể không kể đến văn hoá ẩm thực của người Nhật, bởi đây được coi là điểm sáng và niềm tự hào của người Nhật Bản. Cùng Kysudinhat.com tìm hiểu về văn hoá ăn uống của người Nhật để giúp bạn tinh tế & lịch sự hơn trong bàn tiệc nhé! 

Văn hoá ăn uống của người Nhật Bản
Văn hoá ăn uống của người Nhật Bản

1. Nguyên tắc ăn uống trong văn hóa Nhật Bản 

1.1. Nguyên tắc 5 màu (Go Shiki) 

Theo quan niệm của người Nhật Bản, bữa ăn cần kết hợp đủ 5 màu sắc:Đó là: trắng, vàng, đỏ, xanh lục, đen (gồm cả màu sậm như nâu, tím). Không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ, giá trị dinh dưỡng mà còn thể hiện sự cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên. 5 màu tượng trưng cho 5 ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ.  

  • Màu trắng: Đại diện cho ngũ hành Kim, thường thấy ở các loại thực phẩm như cơm trắng, đậu hũ, củ cải trắng, nấm. 
  • Màu đỏ: Tượng trưng ngũ hành Hỏa, thường thấy ở trong các món ăn như: thịt, cá, ớt. 
  • Màu xanh: Đại diện cho Mộc, thường xuất hiện ở các món rau. 
  • Màu vàng: Tượng trưng cho Thổ, thường thấy ở các loại thực phẩm ngũ cốc, khoai, bí.
  • Màu đen: Đại diện cho Thủy, thường có trong các loại rong biển, nấm đen.

1.2. Nguyên tắc 5 vị

Bên cạnh 5 màu thì nguyên tắc 5 vị trong văn hoá ăn uống người Nhật: mặn, chua, ngọt, đắng và vị umami (vị ngọt tự nhiên từ nấm, thịt, cá) kích thích vị giác. 

1.3. Nguyên tắc 5 giác quan

Nguyên tắc 5 giác quan trên bàn ăn của người Nhật
Nguyên tắc 5 giác quan trên bàn ăn của người Nhật

 Bên cạnh nguyên tắc 5 màu và 5 vị, văn hoá ẩm thực Nhật Bản còn chú trọng đến việc kích thích cả 5 giác quan tạo nên một trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn và đáng thưởng thức.

  • Thị giác (視覚 – Shikaku): Món ăn Nhật bài trí đẹp mắt, tỉ mỉ và sử dụng màu sắc hài hòa. 
  • Khứu giác (嗅覚 – Kyūkak): Nguyên liệu tươi ngon & cách chế biến khéo léo.
  • Thính giác (聴覚 – Chōkak): Âm thanh khi chế biến: Tiếng xèo xèo của món tempura, tiếng sôi lăn tăn của nước dùng ramen… tạo nên âm thanh đặc trưng, kích thích vị giác.
  • Xúc giác (触覚 – Shokkaku): Món ăn nóng hổi hay lạnh mát đều mang đến những cảm giác khác nhau.
  • Vị giác (味覚 – Mikaku): Việc kết hợp hài hòa 5 vị chua, ngọt, mặn, đắng và umami tạo nên hương vị độc đáo.

2. Quy tắc chung khi dùng bữa ăn 

  • Sử dụng đũa đúng cách: Tránh cắm đũa vào bát cơm, cũng giống như người Việt mình quan niệm với hành động này gợi liên tưởng đến nghi thức tang lễ. 
  • Không nối đũa nhau: Điều này cũng gợi nhắc đến nghi thức tang lễ. 
  • Trước khi ăn: Trước khi ăn, hãy nói “Itadakimasu” (Xin phép được dùng bữa) để thể hiện lòng biết ơn đối với người nấu ăn Sau khi ăn xong, hãy nói “Gochisousama” (Cảm ơn vì bữa ăn ngon) để bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến người nấu. 
  • Không để lại thức ăn thừa: Hãy ăn hết phần của mình để thể hiện sự tôn trọng với đầu bếp.
  • Không đưa đồ ăn lên quá cao: Trong nguyên tắc ăn uống của người Nhật thì đây là một hành động thiếu lịch sự, do vậy bạn nên chỉ gắp thức ăn ở tầm ngang miệng. 

3. Quy tắc khi ăn các món cụ thể

Sushi:

  • Ăn sushi bằng tay là cách truyền thống.
  • Nhúng một phần nhỏ sushi vào nước tương để tránh bị mặn.
  • Gừng ngâm (gari) dùng để làm sạch khẩu vị giữa các miếng sushi.

Mì ramen:

  • Khuyến khích húp hết nước súp.
  • Có thể thêm gia vị tùy thích.

Bento:

  • Mỗi món trong hộp bento được sắp xếp tỉ mỉ do vậy hãy ăn từng món một để thưởng thức.

Quy tắc khi dùng bữa tại nhà hàng

  • Cởi giày khi vào phòng
  • Ngồi đúng tư thế
  • Trước khi ăn, bạn sẽ được phục vụ một chiếc khăn nóng để lau tay và miệng.

Tóm lại, văn hoá ăn uống của người Nhật rất thú vị và đặc biệt. Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hoá ăn uống của người Nhật Bản. Hãy lưu lại những tips bổ ích này nhé! 

KYSUDINHAT