Đi Nhật theo diện kỹ sư hiện đang là lựa chọn của rất nhiều các bạn trẻ mới ra trường hay thị trường người lao động hiện nay. Bởi Nhật Bản không chỉ là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ mà còn nổi tiếng với kỹ thuật máy móc tiên tiến hàng đầu. Tuy tuyển dụng đi Nhật khắt khe nhưng chương trình kỹ sư đi Nhật lại đem đến rất nhiều lợi ích. Vậy đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không? Các lý do nên đi Nhật Bản diện kỹ sư là gì?
1. Đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không?
Chương trình kỹ sư Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm lớn nhỏ từ các bạn kỹ sư tại Việt Nam. Việc đi Nhật Bản theo diện kỹ sư mang lại những lợi ích gì? Cùng xét qua một số điểm sau:
1- Cơ hội việc làm: Nhật Bản có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới do đó có nhu cầu lớn về mặt nhân lực chuyên môn trong các lĩnh vực như công nghệ và kỹ thuật.
2- Kinh nghiệm làm việc quốc tế: Đi Nhật theo diện kỹ sư giúp bạn có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, học hỏi được chuyên môn và phương pháp làm việc tiên tiến.
3- Mức thu nhập cao: Mặt bằng chung, kỹ sư ở Nhật Bản được nhận mức lương cao và các phúc lợi hấp dẫn. Ngoài ra, còn có các cơ chế hỗ trợ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn….
4 – Giao lưu văn hoá: Làm việc tại Nhật Bản cũng là một trong những cơ hội giúp bạn tìm hiểu và hòa nhập văn hoá môi trường tại Nhật Bản.
Đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không? Thì câu trả lời, đi Nhật theo diện kỹ sư mang lại nhiều lợi ích từ cơ hội việc làm đến trải nghiệm văn hóa và phát triển kỹ năng làm việc quốc tế.
2. Điều kiện đi Kỹ sư Nhật Bản làm việc tại Nhật Bản
1.1. Độ tuổi
Tùy thuộc vào từng đơn hàng và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp Nhật Bản, yêu cầu về độ tuổi có thể khác nhau. Tuy nhiên, để làm việc tại Nhật Bản dưới danh nghĩa kỹ sư, bạn cần trong độ tuổi từ 21 – 35.
1.2. Trình độ học vấn chuyên môn
Yêu cầu cần tối thiểu là tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có bằng cao đẳng hoặc đại học chính quy trong một chuyên ngành phù hợp với công việc được tuyển dụng bởi các doanh nghiệp Nhật Bản.
(Lưu ý rằng bạn chỉ nên đăng ký cho các đơn hàng tương ứng với chuyên ngành học và kinh nghiệm làm việc của bạn)
1.3. Điều kiện sức khoẻ
Người lao động cần tuân thủ các yêu cầu về sức khỏe và có giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền như sau:
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Không thuộc vào 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện để đi Nhật.
- Sức khỏe tốt & đáp ứng được các yêu cầu về công việc.
1.4. Điều kiện pháp lý
- Ứng viên/ Người lao động không có tiền án và tiền sự thuộc diện xuất nhập cảnh.
Xem đầy đủ #7 điều kiện đi Nhật theo diện kỹ sư tại đây
3. Giải đáp các thắc mắc về kỹ sư đi Nhật
- Kỹ sư nước ngoài có thể gặp phải những thách thức gì khi làm việc tại Nhật Bản?
Đối với các kỹ sư nước ngoài làm việc tại Nhật Bản thì ngôn ngữ giao tiếp là một trong những thách thức lớn nhất. Thứ hai là văn hoá làm việc tại Nhật sẽ khác biệt với các quốc gia khác. Thứ ba về áp lực công việc tại Nhật. Tuy nhiên, những thách thức này không phải khó để vượt qua được. Chỉ cần bạn chăm chỉ học tiếng, tìm hiểu kỹ văn hoá của người Nhật và duy trì cuộc sống cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân để bớt cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.
- Người bị viêm gan B đi Nhật được không?
Người bị viêm gan B hoàn toàn có thể làm kỹ sư tại Nhật Bản. Căn bệnh này chỉ bị cấm đi dưới danh nghĩa thực tập sinh, trong khi không có quy định cụ thể về diện kỹ sư.
- Có cơ hội nghề nghiệp hay khóa học nào mà kỹ sư nên tham gia để nâng cao cơ hội làm việc tại Nhật Bản?
Dưới đây là một số khóa học gợi ý mà kỹ sư nên tham gia để nâng cao cơ hội việc làm tại Nhật Bản:
- Khóa học chuyên ngành: Việc học hỏi nắm vững các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực chuyên môn giúp bạn phát triển toàn diện và nâng cao tay nghề hơn trong công việc.
- Khóa học tiếng Nhật: Thành thạo tiếng Nhật sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong công việc cũng như giao tiếp đời sống với người Nhật Bản.
- Tham gia vào các dự án nghiên cứu: Việc tham gia vào các chương trình thực tập hoặc dự án nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, công ty kỹ thuật tại Nhật giúp bạn tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm thực tế.
4. #7 nhóm ngành khi đi Nhật theo diện kỹ sư
Stt | Lĩnh vực | Nội dung phát triển |
1 | Công nghệ thông tin (IT) | Phát triển phần mềm, quản trị hệ thống mạng, thiết kế web, và các lĩnh vực công nghệ thông tin khác. |
2 | Cơ khí và ô tô | Sản xuất và nghiên cứu về cơ khí, ô tô, máy móc, và thiết bị liên quan |
3 | Điện tử và viễn thông | Phát triển vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, và các ứng dụng điện tử khác |
4 | Công nghệ sinh học và y sinh | Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y sinh, dược phẩm, công nghệ sinh học |
5 | Công nghệ vật liệu | Nghiên cứu và phát triển vật liệu mới, ứng dụng vật liệu trong sản xuất và công nghệ |
6 | Kỹ thuật môi trường | Quản lý tài nguyên tự nhiên, xử lý nước, quản lý chất thải, và các giải pháp công nghệ liên quan |
7 | Xây dựng và kiến trúc | Thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, quản lý dự án xây dựng, và nghiên cứu phát triển |
5. Tư vấn đi Nhật theo diện kỹ sư cùng chuyên gia
Tóm lại, đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Trên đây, KySuDiNhat đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến điều kiện, mức thu nhập, các nhóm ngành đi Nhật theo diện kỹ sư. Hy vọng, bài viết đã giúp ích được cho quý bạn!!