Chuẩn bị hồ sơ đi Nhật là một trong những bước quan trọng và cần thiết cho bất kỳ ai muốn tham gia vào các chương trình làm việc, du học hoặc du lịch tại Nhật Bản. Để đảm bảo rằng hồ sơ của bạn đầy đủ và đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, hãy tham khảo các hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu hồ sơ đi Nhật dưới đây.
1. Mẫu hồ sơ đi Nhật Bản gồm những gì?
1.1. Hồ sơ cá nhân
- Hộ chiếu: Bạn cần đảm bảo hộ chiếu của bạn còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng.
- Ảnh 4×6: Ảnh chụp mới nhất trong vòng 6 tháng, phông nền trắng, không đeo kính.
- Đơn xin visa: Điền đầy đủ thông tin trong mẫu đơn xin visa và ký tên đúng vào ô quy định.
1.2. Hồ sơ chứng minh tài chính
- Tài liệu, hồ sơ chứng minh khả năng tài chính bao gồm: sổ tiết kiệm, bảng lương, bảng thu nhập..
- Chứng minh thu nhập: bản sao chứng minh thu nhập, bản sao bảng lương..
1.3. Hồ sơ liên quan đến công việc
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học hoặc chứng chỉ nghề nghiệp
- Thư giới thiệu từ nhà tuyển dụng: Mô tả về vị trí công việc, mức lương và một số thông tin chi tiết về công ty.
- Hợp đồng lao động: Bản sao hợp đồng lao động giữa bạn và nhà tuyển dụng.
1.4. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND phường xã nơi bạn cư trú cấp. Trường hợp đã kết hôn hay đã ly hôn cũng đều cần giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
1.5. Giấy khám sức khoẻ đạt chuẩn
- Giấy khám sức khoẻ đi Nhật được cấp bởi Bệnh viện đủ điều kiện khám bệnh.
2. Hướng dẫn cách viết mẫu sơ yếu lý lịch đi XKLĐ Nhật Bản
2.1. Mẫu hồ sơ đi Nhật điền thông tin cá nhân
- Họ tên: Viết đúng theo thông tin trên căn cước công dân.
- Ngày sinh: Ngày sinh theo căn cước công dân.
- Giới tính: theo giấy khai sinh.
- Căn cước công dân: Ghi rõ số, ngày cấp, nơi cấp theo căn cước công dân.
- Hộ chiếu: Điền dấu X vào ô “Đã làm” nếu bạn đã có hộ chiếu. Điền dấu X vào ô “Chưa làm” nếu chưa làm.
- Nơi sinh (Tỉnh – TP): Ghi rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo giấy khai sinh.
- Nơi ở hiện tại (cụ thể): Ghi rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo căn cước công dân.
- Địa chỉ thường trú: ghi rõ địa chỉ theo căn cước công dân
- Học vấn cao nhất: Lấy theo bằng tốt nghiệp cấp cao nhất của bạn (THCS, THPT, Trung cấp/Cao đẳng/Đại học).
- Điện thoại di động: Điền số điện thoại bạn sử dụng cố định.
- Tình trạng hôn nhân: Điền dấu X vào ô “Độc thân” nếu còn độc thân. Điền dấu X vào ô “Đã kết hôn” nếu đã kết hôn. Điền dấu X vào ô “Đã ly hôn” nếu đã ly hôn.
- Khi cần báo tin cho ai: Điền SĐT của người thân..
2.2. Quá trình học tập
- Ghi rõ mốc thời gian cụ thể tương ứng với tên trường và ghi rõ mốc thời gian cụ thể tương ứng với quá trình học tập.
2.3. Quá trình làm việc
- Bạn cần điền đầy đủ và chính xác: thời gian (từ tháng/năm đến tháng/năm), tên công ty và công việc cụ thể mà bạn từng làm việc.
- Ví dụ: Tháng 4 năm 2023 ~ Tháng 9 năm 2024;
2.4. Thành phần gia đình
- Gồm bố mẹ, anh chị em ruột, chồng, vợ và con. Đối với mục này, bạn ghi rõ các thông tin: quan hệ, họ và tên, năm sinh, nơi sinh sống hiện nay và nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình.
3. Lưu ý khi viết mẫu hồ sơ sơ yếu lý lịch
- Đọc kỹ mọi thông tin và xác nhận thông tin
- Tuyệt đối không sử dụng những thông tin giả, bằng cấp giả
- Tất cả hồ sơ phải được công chứng và chứng thực trong vòng 6 tháng
Với những thông tin trên mà Kỹ Sư Đi Nhật gửi tới bạn, hy vọng đem đến cho bạn những chia sẻ thật hữu ích giúp bạn điền mẫu hồ sơ đi Nhật, sơ yếu lý lịch chính xác và đầy đủ nhất. Nếu có thắc mắc và nhu cầu tư vấn xin vui lòng điền form thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất!