Nhật Bản từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn của lao động Việt trong giai đoạn từ 2009-2019

Hình 1: Phân tích điểm đến của lao động Việt Nam ở nước ngoài (2018)

Theo số liệu từ Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, tổng số lao động sang Nhật làm việc tăng vọt từ 4,959 người năm 2009 đến 68,737 năm 2019. Nhật Bản vươn lên vị trí số 1 trở thành quốc gia có số lượng lao động Việt Nam làm việc đông đảo nhất.

Lao động Việt Nam sang Nhật làm việc dưới các hình thức:

– Thực tập sinh kỹ năng: Tiếp nhận lao động phổ thông người nước ngoài sang thực tập tại Nhật Bản trong thời gian tối đa 5 năm.

– Điều dưỡng viên, hộ lý theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA). Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản được triển khai từ năm 2012 đến nay.

– Lao động chất lượng cao (Kỹ sư, Kỹ thuật viên): lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy và có trình độ tiếng Nhật tương đương JLPT N3 trở lên. Người lao động làm việc tại Nhật theo diện Kỹ sư, Kỹ thuật viên sẽ có mức lương cao nhất và được hưởng các chế độ làm việc tương đương với người bản xứ.

Chỉ tính trong tháng 10/2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 13,415 lao động gồm các thị trường: Nhật Bản: 8,327 lao động, Đài Loan: 4,216 lao động, Hàn Quốc: 647 lao động. Số liệu từ Cục quản lý lao động ngoài nước đã khẳng định sự hấp dẫn của thị trường tiềm năng này.

Hình 1: Phân tích điểm đến của lao động Việt Nam ở nước ngoài (2018)
Hình 1: Phân tích điểm đến của lao động Việt Nam ở nước ngoài (2018)

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Vậy lý do gì đã khiến một số lượng lớn lao động có trình độ cao của Việt Nam lựa chọn làm việc tại Nhật Bản?

Nhu cầu tuyển dụng từ phía Nhật Bản rất lớn

Thực tế Nhật Bản đang trong giai đoạn già hóa dân số và việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài là một trong những phương án để khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực trẻ. Tuyển dụng lao động từ nước ngoài đến làm việc với phúc lợi hấp dẫn là việc mà chính phủ Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.

Mức lương tại Nhật cao hơn so với các thị trường khác

So với mức lương khi đi xuất khẩu lao động ở các thị trường trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Malaysia thì Nhật Bản luôn là thị trường hấp dẫn. Theo số liệu từ trang tuyển dụng CareerBuilder, thu nhập bình quân của người lao động tại Nhật Bản là 32 triệu đồng/tháng, Hàn Quốc là 25 triệu đồng/tháng, Đài Loan từ 18-20 triệu đồng/tháng, Malaysia từ 8-12 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, khi đi Nhật theo diện Kỹ sư, Kỹ thuật viên thì người lao động sẽ có mức lương cũng như chế độ làm việc tương tự của người bản xứ (từ 40 triệu đồng trở lên).

Thay đổi số lượng người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản (5 quốc gia hàng đầu theo quốc tịch)
Hình 2: Thay đổi số lượng người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản (5 quốc gia hàng đầu theo quốc tịch)

Nguồn: Cục Quản lý xuất nhập cảnh (số liệu sơ bộ tính đến cuối tháng 6/2019)

Nâng cao trình độ chuyên môn, bước đệm cho sự phát triển sự nghiệp tương lai

Làm việc tại Nhật theo đúng chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo là cơ hội rõ ràng để học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề phát triển sự nghiệp sau này. Khi về nước, cơ hội việc làm với mức lương cao cũng rộng mở hơn. Trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật của bạn cũng được cải thiện song song với kinh nghiệm làm việc tại xứ sở phù tang. Theo khảo sát gần đây nhất của Vietnamworks, mức lương trung bình tại Việt Nam của kỹ sư mới ra trường ngành xây dựng là cao nhất trong tất cả các ngành, đạt mức 7,5 triệu đồng. Với nhân sự có trình độ ngoại ngữ thì mức lương có thể trên 10 triệu đồng.

Môi trường làm việc văn minh, hiện đại, an ninh đảm bảo

Theo Henley & Partners, một công ty tư vấn đầu tư và định cư nổi tiếng trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia đáng sống nhất tại châu Á. Người Nhật Bản rất lịch sự trong cách giao tiếp, luôn giải quyết vấn đề theo hướng ôn hòa, luôn tôn trọng đối phương. Hầu hết Kỹ sư Việt Nam làm việc tại công ty của Nhật đều cảm thấy hài lòng về môi trường làm việc và trân trọng sự giúp đỡ của các đồng nghiệp.

Vậy nên đi Nhật theo hình thức nào?

Trường hợp bạn đã được đào tạo qua trình độ Cao đẳng, Đại học chính quy thì nên đi Nhật theo diện Kỹ sư, Kỹ thuật viên vì:

Hợp đồng làm việc dài hạn

Nếu như visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có thời hạn trung bình 1-3 năm, thì thời hạn visa theo diện Kỹ sư có thể tùy vào năng lực, ý thích và công việc bạn đảm nhận, thời gian tối đa cho 1 lần cấp visa là 5 năm và Kỹ sư có thể gia hạn visa nhiều lần. Nói cách khác visa Kỹ sư đi Nhật vô thời hạn. Ngoài ra, bạn còn có thể bảo lãnh gia đình sang Nhật cùng sinh sống.

Phân tích tình trạng visa Việt Nam tại Nhật Bản (tính đến cuối tháng 6/2019)
Hình 3: Phân tích tình trạng visa Việt Nam tại Nhật Bản (tính đến cuối tháng 6/2019)

Nguồn: Cục Quản lý xuất nhập cảnh (số liệu sơ bộ tính đến cuối tháng 6/2019)

Chi phí tham gia thấp

So với chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản thì chi phí xuất cảnh của Kỹ sư và Kỹ thuật viên thấp hơn khá nhiều, trung bình rơi vào khoảng 1,500 – 4,000 USD hoặc có thể cao hơn ở một số công ty khác do họ cũng cần cân bằng chi phí kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mà thường là một khoản tiền khá lớn.

Tại Global Engineer, các bạn kỹ sư có trình độ Tiếng Nhật từ N3 trở lên đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chính quy có thể tham gia chương trình tuyển dụng kỹ sư Nhật Bản với mức phí 0 đồng. Cùng với đó là sự hỗ trợ tận tình trong quá trình luyện tập phỏng vấn từ đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm từ trụ sở Việt Nam và Nhật Bản.

Qua đây, Global Engineer hy vọng rằng những bạn còn đang băn khoăn trước dự định làm việc tại đất nước mặt trời mọc có thể tham khảo thêm thông tin và cân nhắc các cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Global Engineer cũng mong có thể hỗ trợ thông tin tới bạn qua website: kysudinhat.com hoặc bạn có thể liên lạc với Global Engineer qua số điện thoại: 0961 275 006 nhé.

Đăng ký nhận thông tin việc làm và tư vấn từ Global Engineer